Remove Server Đã Chết
ntdsutil
metadata cleanup
connections
connect to server servername.domainname
quit
select operation target
list domains
select domain 0
list sites
select site 0
list servers in site
select server 0
quit
remove selected server
quit --> quit --> exit
Để ta có thể làm bài lab này mình xin giới thiệu sơ lược về các phần trước để cho các bạn có thể hiểu rõ hơn.
Giả sử ta có 1 domain gồm 2 DC,1 là master DC và 1 addition DC (xem lại phần 2). Sau khi master DC (server 1) bị chết và ta đã biến addition DC (server 2) thành Master để thay thế master DC đã chết (xem lại phần 3). Tuy nhiên vấn đề vẫn còn để cho chúng ta giải quyết, chính là xác của server 1 ( đã chết) vẫn còn nằm trong hệ thống domain chúng ta, làm cho hệ thống chúng ta sẽ bị chậm đi. Do vậy yêu cầu mới lại được đặt ra ,làm sao ta có thể xóa xạch các vết tích về server đã chết để ta có thể tối ưu được tốc độ hệ thống. Do đó ta phải đi dọn xác nó
Yêu cầu: đã làm các bước ờ phần 1 và phần 3
-------------------------------------------------------------------------------
Bài lab này gồm các bước:
bước 1: Giả sử server 1 chết hẳn
bước 2: từ server 2 thực hiện theo phần 3. sau đó ra CMD ta đánh tiếp các lệnh để gở bỏ xác domain đã chết.
-------------------------------------------------------------------------------
khi thực hiện bài lab này mình làm trên các máy 1,2 của trường nên các máy có kí hiệu như sau:
- domain: nhatnghe.com
- pc1: server 1
- pc2: server 2
-----------------------------------------------------------------------------------
Thực hiện
1\ shut down pc1 (server 1) ,sau đó thực hiện seizing 5 chức năng master cho server 2 như phần 3
2\ Từ server 2 ----> ra CMD
Đánh ---
ntdsutil---
Tiếp theo đánh ---
metadata cleanup---
Sau đó đánh ---
connections---
Tại dòng nhắc
server connections đánh lệnh ---
connect to server Pc02.nhatnghe.com--- (tên đầy đủ của server 2)
Tiếp theo ta đánh lệnh ---
quit---
Đánh tiếp lệnh ---
select operation target---
Đánh lệnh ---
list domain---
Các bạn để ý dòng found 1 domain(s) chỉ có 1 domain nhatnghe thôi, nên ở đây ta sẽ chọn số 0, tương ứng với domain ta có là nhatnghe (trường hợp nếu bạn có nhiều domain thì cũng sẽ được liệt kê ở đây)
Do đó ta đánh tiếp lệnh ---select domain 0---
Ta đánh tiếp lệnh ---list sites---
Các bạn nhìn tại dòng found 1 site(s). Mặc định ta có 1 site tương ứng với số 0.
Nên ta đánh tiếp ---select site 0---
Tiếp theo ta sử dụng lệnh ---list server in site---
Bạn nhìn tại dòng
found 2 server(S) gồm có
pc1 (server 1 đã chết,tương ứng với số 0) và
pc 2 (server 2 còn sống,tương ứng với số 1).
Do ta muốn remove server 1 đã chết nên ta sẽ đánh tiếp lệnh ---select server 0---
Tiếp theo ta đánh lệnh ---quit---
Tại đây ta đánh lệnh ---
remove selected server--- (xóa gở bò server 1 mà ta đã chọn ở dòng trên). Nó sẽ
xuất hiện lên 1 bảng thông báo hỏi mình có remove không ... ta chọn
YES và đợi khoảng 30 giây để nó
remove server 1
Sau đó ta đánh các lệnh quit ----> quit----> exit để thoát khỏi CMD
Tiếp theo bạn bỏ dĩa cài win2k3 vào cài thêm bộ support tool
- Sau khi cài xong bộ support tool, ta vào start ---> run ---> mmc .
- vào menu file ----> add remove snap in ---> chọn công cụ có tên là ADSI edit ---> mở ADSI edit chuột phải chọn dòng connect to....
Tại dòng select a well known naming context: ta chọn domain
Sau đó ta connect thêm 1 lần nữa .... Nhưng kỳ này ta chọn Configuration.
Sau đó tại màn hình ADSI edit ta vào theo hướng dẫn trong hình : Domain [pc02.nhatnghe.com] --->DC=nhatnghe,DC=com ----> OU=domain controler . Nhìn sang bên tay phải nếu bạn còn thấy vết tích gì của server 1 (CN=Pc01..) thì xóa nó đi , như ở đây nó đã được xóa rồi
Tiếp theo ta xuống configuration [PC02.nhatnghe.com] ----> CN=configuration,DC=nhatnghe,DC=com ----> CN=sites ---> CN= default-first-site-name ----> CN=server . Nhìn sang bên tay phải nếu còn vết tích của server 1 (CN=Pc01 ...) thì ta xóa nó đi.
| Click this bar to view the small image. |
Đến đây coi như bạn đã hoàn thành remove server 1 đã chết
(nhatnghe.com)